Tìm kiếm

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Công nhận Kỹ sư Asean

Liên đoàn các tổ chức kỹ sư Đông Nam Á – AFEO (The ASEAN Federation of Engineering Organizations).

Bắt đầu từ năm 1973, Hội nghị Kỹ sư giữa Viện Kỹ sư Malaysia (The Institution of Engineers Malaysia – IEM) và Viện Kỹ sư Singapore (The Institution of Engineers
Singapore – IES) được tổ chức nhằm mục đích tăng cường giao lưu và quan hệ giữa các thành viên có chung nền tảng lịch sử và địa lý. IEM và IES thay phiên tổ chức hội nghị
qua các năm và đến năm 1976, trong lúc chuẩn bị Hội nghị IEM/IES lần thứ 3, Ban tổ chức quyết định mời toàn bộ các nước Đông Nam Á (ASEAN) tham dự. Hội nghị Kỹ sư
IEM/IES lần 3 vào tháng 4 năm 1977 đã có sự tham gia của các tổ chức kỹ sư từ các nước
ASEAN, trừ Brunei. Điều này đã tạo điều kiện khai sinh ra Hội nghị các Viện Kỹ sư Các
Quốc gia Đông Nam Á (the Convention of Engineering Institutions of South East AsianNations – CEISEAN), cùng bộ “Nguyên tắc 10 điểm”. Phiên CEISEAN đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur năm 1978, tiếp theo tại Manila năm 1979.

Kỳ họp CEISEAN lần 2 tại Manila vào tháng 2 năm 1980 đạt được thỏa thuận thành lập Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (the ASEAN Federation of Engineering Organizations – AFEO), và soạn thảo điều lệ hoạt động.

Tại kỳ họp CEISEAN lần 3 vào tháng 4 năm 1981, Bộ Nguyên tắc Hướng dẫn của Hội nghị AFEO (Conference of AFEO – CAFEO) được thông qua, cùng với bản Đăng ký hoạt động gửi lên Ban thư ký ASEAN. Kỳ họp CEISEAN lần 4 tại Indonesia vào năm 1982 được chính thức đổi tên thành CAFEO lần 1. Ngày thành lập chính thức của AFEO được chọn là ngày 01 tháng 8 năm 1982.

Hàng năm AFEO tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên (CAFEO) theo chế độ luân phiên, mỗi năm tổ chức tại một quốc gia. Cùng với nội dung Hội nghị theo chủ đề được lựa chọn còn có các hoạt động như họp Ban chấp hành AFEO, họp Ban chấp hành Ủy ban đăng bạ kỹ sư ASEAN (ASEAN Engineering Register – AER). Tham gia CAFEO thường có 300 – 400 đại biểu đến từ 10 nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Úc, Mỹ, Trung Quốc….

Từ 05 thành viên năm 1980 (Persatuan Insinyur Indonesia – PII, IEM, the Philippine Technological Council – PTC, IES, và the Engineering Institution of Thailand – EIT), đến năm 2001 AFEO đã có 9 thành viên (thêm Pertubuhan Ukur Jurutera dan Arkitek – PUJA năm 1984, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – VUSTA năm 1998, Myanmar Engineering Society năm 2000 và Engineering Institution of Cambodia năm 2001. Ngày 03 tháng 9 năm 2002, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được kết nạp, AFEO có đầy đủ 10 nước ASEAN tham gia. Theo Điều lệ của AFEO, mỗi quốc gia trong khối ASEAN chỉ có 01 thành viên đại diện duy nhất trong AFEO.

Từ năm 1998, AFEO bắt đầu nhiệm vụ quan trọng với mục tiêu tiên phong và tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch kỹ sư trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), với sự hình thành của Đăng bạ Kỹ sư ASEAN (AER). Song song với chương trình AFAS của AFTA để tự do hóa các dịch vụ chuyên nghiệp trong ASEAN, AER sẽ chuẩn bị cho quá trình toàn cầu hóa theo sáng kiến của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).

Từ năm 1998, VUSTA đại diện cho Việt Nam tham gia AFEO. Tháng 10/2004 đã có 19 kỹ sư Việt Nam lần đầu tiên được đăng bạ là Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN. Năm 2006, Hội đồng Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN của Việt Nam (VAERC) chính thức được thành lập dưới sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương VUSTA và đến năm 2020 đã có hơn 500 kỹ sư Việt Nam đang làm việc trong các lĩnh vực như điện lực, xây dựng, giao thông vận tải, đường thủy, tư vấn khoa học công nghệ, hàng không, được đăng bạkỹsư chuyên nghiệp ASEAN. Hàng năm, VUSTA đều tổ chức các đoàn đại biểu tham dựCAFEO nhằm chia sẻ thông tin, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các kỹ sư trong và ngoài khu vực.

Kỹ sư Đặng Xuân Trường được công nhận ngày 16/11/2016.

Mã số: 6306






Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Quản lý dự án xây dựng

 

Quản lý dự án xây dựng

Thể loại: Bài giảng

Biên soạn: TS. Đặng Xuân Trường - TS. Đặng Thị Trang

Giảng dạy: TS. Đặng Xuân Trường

Thời gian phát hành: Năm 2020 (tái bản có cập nhật, phiên bản cũ nhất 2016)

Đối tượng: Sinh viên các chuyên ngành Xây dựng

 

Vui lòng tải về theo link dưới đây:

http://www.mediafire.com/file/geks7adbrzx8ysr/QLDA_D.X.Truong_-_D.T.Trang.rar/file

Chúc bạn thành công !

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Shinkansen - “Tàu viên đạn”

“Tàu viên đạn” hay bullet train là cách mà người ta hay gọi những chuyến tàu Shinkansen của đường sắt Nhật Bản. Đây là loại tàu cao tốc có thể đạt tới tốc độ 320 km/h và có mạng lưới đường sắt phủ rộng khắp cả nước Nhật.

Với 9 tuyến Shinkansen, tàu cao tốc nổi tiếng thế giới này mang đến cho hành khách tốc độ cao nhất kết hợp với sự thoải mái vô song. Từ Tokyo, những con tàu sẽ di chuyển nhanh chóng đến các thành phố lớn trên khắp Nhật Bản theo những lộ trình cố định.








Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Cảng Kobe - Japan

Ban đầu, Cảng Kobe chỉ là một cảng nhỏ, được bao quanh bởi biển sâu, yên tĩnh. Tuy nhiên, nhờ vị trí thuận lợi và sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, cảng nhanh chóng trở thành một trong những cảng biển lớn nhất ở châu Á.
Vào năm 1921, Cảng Kobe đã được hiện đại hóa với việc xây dựng các bến tàu mới. Bến tàu Maya được hoàn thành vào năm 1967 với tư cách là nhà ga container đầu tiên ở Nhật Bản. Việc cải tạo Đảo Port bắt đầu vào năm 1966.
Tuy nhiên, Cảng Kobe đã bị hư hại nặng nề bởi trận động đất Hanshin-Awaji xảy ra vào ngày 17 tháng 1 năm 1995. Trận động đất đã phá hủy nhiều cơ sở cảng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho thành phố.
Nhờ sự nỗ lực của chính phủ và người dân địa phương, Cảng Kobe đã được khôi phục hoàn toàn thành Cảng Kobe mới vào cuối tháng 3 năm 1997. Cảng mới được trang bị các thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng tăng.